Hội đồng tư vấn

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lâm

Dr-Nguyen-Thi-Quynh-LamLà một nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở nhiều môi trường giáo dục quốc tế khác nhau, chứng kiến các thế hệ học sinh khác nhau với những khát vọng tiếp thu những kiến thức mới, các kỹ năng, các khái niệm, luôn khuyến khích học sinh ở mọi lứa tuổi phấn đấu trở thành những người học tập suốt đời.

Đồng thời còn là một nhà lãnh đạo luôn tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của mọi người và quan trọng hơn cả là phát triển các giá trị và niềm tin của từng cá nhân học sinh, giúp các em trở thành những công dân có giá trị giáo dục toàn cầu.

Kiến Thức và Kinh Nghiệm

  • Là nhà quản lý – trải qua trên 20 năm là Hiệu Trưởng- Chủ Tịch của nhiều trường quốc tế khác nhau (ISHCMC, EIS) ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Là nhà giáo dục, nhà quản lý với kinh nghiệm thực hiện các mô hình giáo dục khác nhau, gần đây là chương trình giáo dục thuộc Chương Trình Tú Tài Quốc Tế.
    • Chương Trình Tú Tài Quốc Tế dành cho Bậc Tiểu Học.
    • Chương Trình Tú Tài Quốc Tế dành cho Bậc Trung Học Cơ Sở.
    • Chương Trình Tú Tài Quốc Tế dành cho Bậc Phổ Thông Trung Học.
    • Chương Trình Tú Tài Quốc Tế Hướng Nghiệp
    • Chương Trình Khảo Thí Quốc Tế của Đại Học Cambridge.
    • Chương Trình Giáo dục AP của Hoa Kỳ.
    • Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Quốc Tế.
    • Chương Trình Giáo Dục Các Cấp của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam
  • Đại sứ và Viên Chức Giáo Dục của Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế tại Việt Nam.
  • Giáo Viên giảng dạy EAL, Tiếng Anh, Ngôn Ngữ A từ bậc Tiểu Học đến Trung Học Phổ Thông.

Văn Bằng

  • Tiến sĩ Giáo Dục Song Ngữ – Vương Quốc Anh.
  • Tiến sĩ Danh Dự ngành Xã Hội Nhân Văn – Hoa Kỳ.
  • Thạc Sĩ Giáo Dục – Vương Quốc Anh
  • Văn Bằng Giảng Dạy Chương Trình TESOL – Úc
  • Chứng Chỉ Chứng Nhận Giảng Dạy Tiếng Anh cho Người Lớn – Vương Quốc Anh.
  • Cử Nhân Khoa Anh Văn – Đại Học Sư Phạm – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ông Robin Klymow

Dr-Dinh-Toan-Trung

Ông Robin Klymow đã có thời gian làm việc trong ngành giáo dục ở London trước khi nhận đảm nhiệm vị trí đầu tiên ở nước ngoài là Nhật Bản. Ông làm việc chủ yếu trong các trường quốc tế trong hơn 20 năm qua. Ông đã kinh qua các vị trí Hiệu trưởng và Phó Hiệu Trưởng tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Ông có nhiều kinh nghiệm triển khải các dự án trường học ở Thái Lan và Indonesia, cũng như việc thành lập các trường ở Nhật Bản và Malaysia.

Ông Klymow làm việc ở Trường Quốc tế Yokohama sáu năm trước khi được mời làm Phó Hiệu Trưởng trường Quốc tế Penang, Malaysia. Sau đó, ông là  Phó Hiệu trưởng Học viện  Quốc Tế Tây Bắc Kinh, thiết kế và được cấp phép giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Trung Học (IBDP). Sau thời gian làm việc ở Bắc Kinh, ông chuyển tới Jakarta và đảm nhận vị trí Hiệu trưởng khối trung học tại một ngôi trường mới Samaras World Academy. Sau đó, Hội Đồng Quản Trị trường Quốc tế Phuket đã mời ông làm Hiệu Trưởng, nơi ông đưa ra kế hoạch tăng trưởng và xây dựng nhà trường. Gần đây ông làm việc tại trường Quốc tế Nagoya (NIS) Nhật Bản với chức danh là Hiệu Trưởng Khối Trung Học.

Ông là Chuyên Gia Tư Vấn, Trưởng nhóm và người Chấm Thi cho Tổ chức Tú Tài Quốc Tế (IB) và tiến hành các cuộc kiểm tra, đánh giá và tham vấn cho IB. Ông có nhiều kinh nghiệm về giáo dục tiểu học và trung học được tích lũy từ các vị trí đã đảm nhận và kinh nghiệm giảng dạy các môn Kinh tế, Lịch sử, Anh Văn, Tâm Lý Học từ cơ bản đến trình độ nâng cao của chương trình IB.

Công việc của ông liên quan đến sự phát triển chương trình giảng dạy tại Anh, cũng như đối với các trường quốc tế, và là thành viên của Hội Đồng Các Trường Quốc Tế (CIS). Ông đã đóng góp vào việc thành lập Quỹ Jump và đã làm việc chặt chẽ để liên kết các trường học quốc tế với công tác từ thiện và cộng đồng. Ông có mong muốn trở lại Việt Nam sau khi trải qua một thời gian làm việc ở đây từ năm 2011 đến năm 2013.

Tiến sĩ Đinh Toàn Trung

Dr-Dinh-Toan-TrungTiến Sĩ Đinh Toàn Trung đã trải qua 15 năm ở lãnh vực giáo dục, đầu tiên ông làm công tác nghiên cứu tại Đại học St. Gallen, sau đó là Giáo Sư tại Đại học Khoa Học Ứng Dụng và Mỹ Thuật thuộc Đại Học vùng Tây Bắc Thụy Sỹ, giảng dạy về Chiến Lược và Quản Trị Quốc Tế . Tiến Sĩ Đinh còn là giảng viên của Khoa Quản Trị Thay Đổi của một chương trình ở Thụy Sỹ “Huấn Luyện các nhà Đào Tạo ” cho viên chức cao cấp ở Bắc Kinh và và Nhà Sáng Lập Chương trình Thạc sĩ của Thụy Sỹ tập trung vào hai lãnh vực Tài Chánh và Ngân Hàng ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Tiến Sĩ Đinh còn có bề dày kinh nghiệm trong các công ty đa quốc gia như UBS AG, Credit Suisse, Trisa AG, and Holcim Ltd, đồng thời là nhà doanh nghiệp, ông là người đồng sáng lập nhà máy bao bì hàng đầu ở Việt Nam, Giám Đốc Điều Hành Khu Công Nghiệp PAT ở Long An, nhà tư vấn chiến lược cho nhiều công ty tại Việt Nam như Holcim Việt Nam, Ngân Hàng Việt Á, Khu Công Nghiệp PAT, Công Ty Bao Bì Thiên Ý, Công Ty Cổ Phần Fideco.

Hiện tại ông là đối tác của Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế thuộc Đại học St. Gallen và Giám Đốc Điều Hành Quỹ Pavo.

Ông cũng đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ Kinh Tế thuộc Đại học St. Gallen và có bằng Thạc Sĩ về Quản Trị tại Đại Học Fribourg, Thụy Sỹ.

Thạc sĩ Steve Lawrence

Steve-LawrenceSau khi tốt nghiệp đại học và hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Wales, ông Steve Lawrence giảng dạy tại Khoa Kinh tế và Thương mại một trường đại học ở Hoa Kỳ. Sau đó ông tham gia giảng dạy tại Đại học Aberystwyth, tại đây ông giữ chức vụ Giám đốc Phát triển và Giám đốc Đối ngoại trong 20 năm. Mới đây ông đã được phân công vai trò điều hành bộ phận từ thiện, đảm trách vai trò trong Ban Giám đốc Điều Hành trong của Tổ chức Chawton, Giám Đốc Điều Hành của Tổ Chức Tư Pháp Châu Phi và là Giám Đốc Điều Hành Hiệp Hội Dyslexia Quốc Tế.

Ông Lawrence cũng từng đảm trách chức vụ Chủ Tịch Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Tế Xứ Wales, Chủ Tịch Hiệp Hội Giáo Dục Đại Học Brussels và là thành viên của Tổ Chức UCAS (Hệ thống Tuyển Sinh Quốc tế cho các đại học thuộc Vương Quốc Anh). Ở Việt Nam ông lãnh đạo các trường đại học ở Vương Quốc Anh khuyến khích và tạo điều kiện học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài, cấp học bổng và hỗ trợ các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Thông qua các chức vụ này, ông luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục – Đào Tạo Việt Nam và liên kết với các trường đại học tại Việt Nam (kể cả Trường Đại Học Nông Lâm), đồng thời làm việc với Tổng Lãnh Sự và Đại Sứ Quán Vương Quốc Anh để hỗ trợ về vấn đề visa. Ông Lawrence cũng làm việc với các trường Việt Nam và trường quốc tế trong vấn đề tuyển sinh.

Ông Lawrence và gia đình thường xuyên đến thăm Việt Nam, nơi mà ông và gia đình luôn được chào đón nồng nhiệt.

Tiến sĩ Laurence Roberts

Dr-Laurence-RobertsTiến Sĩ Roberts đã trải qua khoảng 25 năm công tác tại Đại học Utica, một trường đại học nhỏ ở trung tâm bang New York. Ông tốt nghiệp Đại Học ngành Triết Học tại Đại học Utica vào năm 1983, sau đó ông hoàn thành luận án Thạc Sĩ và Tiến Sĩ ngành Tâm Lý Xã Hội vào các năm 1983 và 1989 tại Đại học Syracuse.

Ông đã trải qua công tác giảng dạy với thành tích thật sự vẻ vang và ông đã từng đảm trách chức vụ Chủ nhiệm Khoa Tâm Lý Học. Năm 1996 ông chuyển sang đảm trách công tác đối ngoại của trường đại học. Từ năm 1996 đến 2013, dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Roberts, Phòng Đối Ngoại trường đã phát triển vượt bậc trở thành Khoa Quan hệ Quốc Tế trao đổi sinh viên, hợp tác với các trường đại học khác, giúp việc tuyển sinh viên quốc tế của trường phát triển mạnh mẽ.

Với tư cách là Chủ nhiệm Khoa Quan Hệ Quốc Tế, Tiến sĩ Roberts đã chu du đến nhiều nước để tuyển các sinh viên giỏi cho trường. Ông có mối quan tâm đặc biệt và sự tôn trọng khu vực Đông Nam Châu Á và đã tuyển sinh thành công rất nhiều sinh viên trong khu vực. Tại Việt Nam, ông đã đạt được các thành công nhất định là đã tuyển hơn 60 sinh viên đến học tập tại trường.

Tiến Sĩ Roberts đã tới Việt Nam nhiều lần trong suốt 8 năm qua và cuối cùng đã mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Tòa Đại Sứ Mỹ để giúp sinh viên được cấp visa cho mục đích học tập.

Dù ông đã chính thức nghỉ hưu vào năm 2013 nhưng vẫn còn giữ quan hệ mật thiết với các sinh viên và phụ huynh. Ông xem Việt Nam là “quê hương thứ hai” của ông, cùng sự tôn trọng sâu sắc lịch sử văn hóa, ông yêu thích con người Việt Nam tử tế và thân thiện, và đặc biệt ông rất yêu thích thức ăn Việt Nam.